Dung môi hữu cơ là gì? Các loại dung môi hữu cơ phổ biến và ứng dụng

Ngày đăng 3/19/2023 12:48:16 PM

Dung môi hữu cơ có nhiều tác động tích cực và tiêu cực trong đời sống, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực sản xuất. Vì thế, chúng ta không nên lạm dụng mà đặc biệt phải có các kiến thức, có một sự hiểu biết nhất định về dung môi để sử dụng nó an toàn và hiệu quả nhất.

Vậy, dung môi hữu cơ là gì? Dung môi hữu cơ gồm có những loại phổ biến nào, có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích về dung môi hữu cơ, mời bạn cùng tìm hiểu!

dung môi hữu cơ là gì

Dung môi hữu cơ là gì?

+ Tên gọi: Dung môi hữu cơ là loại hợp chất hóa học có cấu trúc phân tử luôn có ít nhất một phân tử Cacbon và một phân tử Hidro. Dung môi hữu cơ thường tồn tại ở dạng lỏng, có màu hoặc trong suốt.

+ Ứng dụng: Do có khả năng hòa tan dầu, chất béo, cao su và nhựa, loại dung môi này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất các loại chất hữu cơ và trong nhiều sản phẩm thương mại, bao gồm:

- Sơn.

- Vecni.

- Chất kết dính.

- Thuốc nhuộm.

- Dệt may.

- Dược phẩm.

- Keo dán.

- Chất tẩy rửa.

- Chiết xuất nước hoa.

+ Tính chất vật lý:

- Tính dễ cháy: Hầu hết các dung môi hữu cơ đều rất dễ cháy tùy thuộc vào tính dễ bay hơi của chúng. Hỗn hợp của dung môi và không khí có thể phát nổ bởi hơi dung môi nặng hơn không khí. Chúng dễ bị chìm xuống đáy và có thể tự di chuyển ở khoảng cách lớn mà không bị pha loãng trong không khí.

- Tính dễ nổ: Các Ete (Ete Diethyl, Tetrahydrofuran) đều có khả năng tạo ra các Peroxide hữu cơ rất dễ nổ khi tiếp xúc với oxy và ánh sáng. Thông thường Diisopropyl Ether có khả năng tạo ra Peroxit cao hơn Ete Diethyl và là một trong số các dung môi dễ gây ra hiện tượng dễ nổ nhất.

- Tính bay hơi: Đây là đặc trưng cơ bản nhất của dung môi hữu cơ chính, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng hô hấp của con người nếu chúng ta chẳng may hít phải. Cụ thể là các dung môi hữu cơ như VÓC, Toluen, Benzen,...

các loại dung môi hữu cơ

>>> Xem thêm: Xyanua là gì? Chất Xyanua độc như thế nào và nó có ở đâu?

Dung môi hữu cơ gồm những gì?

Dung môi hữu cơ là hợp chất có gốc Cacbon, có khả năng hòa tan hay phân tán một hoặc nhiều chất khác. Hợp chất này được sử dụng trong quy trình sản xuất, dung môi hòa tan mỡ và cao su làm dung môi tẩy keo trong tổng hợp hóa học,… nhờ tổng hợp gồm các chất:

- Hydrocacbon béo.

- Hydrocacbon thơm.

- Amin.

- Este.

- Ete.

- Xeton.

- Hydrocacbon nitrat hóa.

- Clo hóa.

dung môi hữu cơ gồm những gì

Phân loại và ứng dụng của các dung môi hữu cơ thường gặp

Dung môi hữu cơ trên thị trường hiện nay được phân thành thành nhiều loại, phụ thuộc vào tính chất và công dụng riêng.

+ Dựa theo tính chất vật lý:

- Dung môi phân cực.

- Dung môi không phân cực.

+ Dựa theo công dụng:

- Dung môi hữu cơ làm khô.

- Dung môi pha loãng.

- Điều chế nước hoa.

- Dung môi tẩy rửa,…

Dưới đây là các loại dung môi hữu cơ được dùng phổ biến nhất:

Tên

Phân loại

Công dụng

Dung môi Aliphatics

Dung môi không phân cực

- Thuốc nhuộm 

- Chiết xuất dầu, sơn

- Dược phẩm

- Trùng hợp

- Tạo chất kết dính

Dung môi thơm

Dung môi không phân cực

- Ứng dụng trong khu công nghiệp tạo chất kết dính, sơn

- Mực in

- Thuốc trừ sâu

Dung môi Carbonyl Carbonyl

Dung môi có phân cực

- Chất tẩy sơn móng tay

- Chất tẩy rửa điện tử

- Bảng mạch

- Khử caffein

- Chất tạo hương vị thực phẩm

tác động của dung môi hữu cơ đến sức khỏe con người

>>> Có thể bạn chưa biết: Bột Tacl có độc không?

Những tác động của dung môi hữu cơ đến sức khoẻ con người

Tính chất nguy hiểm của các loại dung môi này được xác định bởi cấu trúc phân tử của chúng. Chẳng hạn như:

- Dung môi hữu cơ có tính độc hại: carbon tetrachloride.

- Dung môi hữu cơ có khả năng cháy rất cao: ethanol.

- Dung môi hữu cơ được phân tích là chất gây ung thư: benzen, trichloroethylen.

- Dung môi hữu cơ có gây nguy cơ sinh sản: 2-ethoxyethanol,metyl clorua.

- Dung môi hữu cơ gây độc tố thần kinh: n-hexan, tetrachloroethylen, toluen.

Mặc dù dung môi hữu cơ có nhiều ứng dụng trong đời sống nhưng cũng gây ra những tác hại không nhỏ đối với sức khỏe của chúng ta với nhiều biểu hiện và mức độ khác nhau tùy thuộc vào loại dung môi hữu cơ mà bạn tiếp xúc. Một số các ảnh hưởng do dung môi hữu cơ gây ra gồm:

- Nguy cơ nhiễm độc thần kinh, đau đầu, choáng váng.

- Tổn thương da, gan, tim, phổi, thận,…

- Ảnh hưởng chức năng sinh sản.

- Tổn thương đến đường hô hấp dẫn đến khó thở, suy hô hấp.

ứng dụng dung môi hữu cơ

Một số lưu ý khi sử dụng dung môi hữu cơ cho an toàn

- Khi bạn bắt đầu ứng dụng và sử dụng dung môi hữu cơ trong công việc, mọi người cần trang bị các đồ bảo hộ như quần áo, găng tay, đeo kính, khẩu trang,… nhằm bảo đảm an toàn khi tiếp xúc với dung môi.

- Bình chứa dung môi phải được đậy nắp kín, chặt, tránh để tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao vì dễ gây ra cháy nổ.

- Khi sử dụng dung môi hữu cơ xong, bạn nên có biện pháp xử lý chất thải và tránh thải trực tiếp ra môi trường.

lưu ý khi sử dụng dung môi hữu cơ

Lời kết

Dung môi là hợp chất hóa học được dùng để hòa tan các chất khác lại với nhau, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong sản xuất. Hy vọng qua những chia sẻ về dung môi hữu cơ là gì trên đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về loại hoá chất này và có thêm nhiều thông tin bổ ích. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức về các loại hóa chất mới nhé!

>>> Đọc ngay: Vai trò của hóa chất trong đời sống

Để lại bình luận của bạn