Cồn thực phẩm – Ethanol tinh luyện – Cồn y tế
Ngoại quan: Cồn Ethanol dạng lỏng, màu trắng trong suốt .
Công thức hóa học: C2H5OH
Quy cách và bảo quản: Chứa trong 220lít/phuy, bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát, tránh gần lửa.
Xuất xứ: Việt Nam
Ứng dụng :
– Dùng trong công nghiệp thực phẩm, đồ uống (bia, rượu).
– Cồn thực phẩm dùng trong bảo quản thực phẩm.
Tính chất vật lý cồn Ethanol
– Cấu tạo phân tử của cồn Ethanol là C2H5OH hay viết gọn là C2H6O
– Mùi vị : Có mùi thơm nhẹ hơi cay.
– Chất lỏng trong suốt, không màu, không có hình dạng nhất định.
– Tỷ trọng (so với nước) : Nhẹ hơn nước (0,799 ÷ 0,8)
– Tan vô hạn trong nước.
– Rất dễ cháy và bay hơi. Khi cháy lửa có màu xanh và không có khói.
Sản xuất cồn Ethanol
Trên thực tế, trước khi được tách hết các tạp chất để tạo ra được sản phẩm an toàn cho người sử dụng thì cần phải trải qua nhiều công đoạn. Cụ thể gồm các giai đoạn sau:
Xử lý nguyên liệu
Nguyên liệu (áp dụng đối với nguyên liệu tinh bột) được sử dụng để sản xuất cồn thực phẩm sẽ được làm sạch và nghiền nhỏ để loại bỏ các tạp chất, phá vỡ cấu trúc màng tế bào,… đồng thời giúp nước thẩm thấu tốt hơn.
Hiện nay, có 2 công nghệ nghiền được sử dụng phổ biến là nghiền ướt và nghiền khô. Tùy theo nhu cầu cũng như điều kiện thực tế để có thể chọn được công nghệ nghiền phù hợp.
Hồ hóa – đường hóa
Nguyên liệu sau khi được nghiền sẽ tiếp tục trải qua quá trình hồ hóa và đường hóa:
Quá trình hồ hóa sẽ phá vỡ các tế bào tinh bột để tinh bột không hòa tan trong nước chuyển sang trạng thái hòa tan trong nước.
Quá trình đường hóa sẽ thực hiện chuyển hóa tinh bột hòa tan thành đường có thể lên men.
Lên men
Đường được lên men rượu có xúc tác là men zima. Mục đích của việc lên men là đường đơn thành ethanol, khí CO2 và một số các chất trung gian khác. Hỗn hợp này được gọi là dấm chín.
Phản ứng hóa học: C6H12O6 → 2C2H5OH+2CO2
Lưu ý: Phải duy trì dịch lên men ở nhiệt độ ổn định để hạn chế tối đa việc gây ức chế quá trình lên men. Nhiệt độ tối ưu nên giữ khi lên men là 320oC.
Hiện nay, có 2 quy trình lên men được sử dụng phổ biến, đó là lên men liên tục và lên men gián đoạn. Đối với những nguyên liệu có nguồn gốc tinh bột thì người thường áp dụng quy trình lên men gián đoạn. Ưu điểm của quy trình lên men này là có thể vệ sinh được bồn lên men và ngăn chặn được sự nhiễm khuẩn.
Chưng cất, tách nước
Chưng cất và tách nước là 2 công đoạn quan trọng để tạo ra cồn thực phẩm:
Mục đích của việc chưng cất là tách ethanol ra khỏi dấm chín, đồng thời loại bỏ các tạp chất và tăng nồng độ cồn cho ethanol. Có 2 quy trình công nghệ được áp dụng phổ biến hiện nay để chưng cất là: chưng cất áp suất dư và chưng cất áp suất chân không.
Ethanol thu được qua quá trình chưng cất chỉ có nồng độ khoảng 96.5%. Tuy nhiên, để đưa vào sử dụng thì ethanol phải đạt nồng độ 99.7%. Và để đạt được nồng độ này cần phải thực hiện công đoạn tách nước. Hiện nay, có 3 phương pháp tách nước được áp dụng là: Chưng cất sử dụng hỗn hợp 3 cấu tử; Hấp thụ nước bằng rây phân tử; Tách nước bằng hệ thống lọc màng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.